Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

CÓ MẠNG SỢ LỘ CÁI... NGU!

Ngày 24.3. 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai xây dựng mạng xã hội Thanh niên.
Lúc đó tôi có đọc đâu đó, nghe nói dự án lên đến 5 tỷ Obama, có tên Go.vn. Có người tự tin rằng, mạng này sẽ bóp chết Facebook 
(Giờ tìm lại nhưng chưa thấy vì chưa có thời gian tìm kỹ để dẫn link).
*
4 năm sau, tháng 11. 2017, Việt Nam định thông qua quy định, tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Điều kiện này không phù hợp thông lệ quốc tế và các văn bản VN đã ký kết, giả sử, họ chấp nhận bỏ miếng mồi béo bở khi kinh doanh ở VN và rút quân, chúng ta sẽ chuyển sang dùng mạng Thanh niên.
Có điều mạng Thanh niên vẫn chưa ra đời   
*
Mấy hôm nay bà còn bà tán xôn xao, chuyện đã nói mình không nói lại, chỉ nghĩ thế này:
Lý do vì an ninh mạng, vì bảo mật quốc gia này nọ, mình thấy không thuyết phục.
Chuyện này Việt Nam cũng đã làm lâu lắm rồi, ví dụ, để bảo mật email, nhiều cơ quan nằm trong hệ thống yêu cầu người của mình dùng email nội bộ cho... an toàn.
Trời đất, mấy cái email cứt gà đó mà an toàn cái gì? Google là tay tổ về bảo mật chứ mấy cái mạng meo nội bộ đó mà kể dzô. Quá ảo tưởng, ảo tưởng vô lối.
Chưa nói là mấy cái email đó gửi mấy tấm ảnh cũng phải gửi nhiều lần, dung lương cao nó báo lỗi. Thế thì làm gì?
Sử dụng mạng nội bộ là để họ giám sát nội bộ mà thôi!
Vấn đề nằm ở người sử dụng. Người sử dụng phải tự bảo vệ mình.
Vấn đề tiếp theo, không phải đặt máy chủ ở đâu mà cần buộc họ có cơ quan đại diện thay mặt trụ sở chính chứ không phải đại diện chỉ về phát triển kinh doanh.
*
Bây giờ cho hỏi: Ở VN ai sợ mạng xã hội?
Có thể chỉ ra hẳn một tầng lớp, có thể lấy ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông làm ví dụ, ông không dùng mạng xã hội Facebook hay Zalo, Viber... “vì bởi tham gia vào mạng xã hội sẽ mất thời gian, đau đầu về những chuyện phải theo dõi xem ai có chọc ngoáy, nói xấu, bình phẩm mình trên mạng không rồi việc các comment của người này, người khác...”.
Hehe. Ông này làm nghề tư vấn về an toàn tình dục nhưng biện pháp duy nhất ông khuyên mọi người là nên... tự sướng như ông. Tự sướng thì sẽ an toàn!
Và vì sao ông ta sợ "chọc ngoáy, nói xấu, bình phẩm mình"? Cái này mới là vấn đề.
Tầng lớp mà mình nói đến họ không sợ đếch gì hết, họ có sử dụng mạng, email thì đã có nội bộ sao mà sợ lộ bí mật quốc gia?
Vậy thì sợ là sợ cái gì?
Sợ dùng mạng xã hội làm... cách mạng chăng?
Còn lâu.
Làm cách mạng cần hội đủ 3 yếu tố: Một là, phải có tư tưởng (cương lĩnh) thuyết phục. Hai là, phải có lực lượng: Ba là, phải có tiềm lực kinh tế. Cả ba thứ đó thì cái bọn ngồi trong phòng, nhìn lên tường, chém bằng bàn phím không có lấy một xu đi đò thì cách với mệnh cái gì?
Vả lại, thời buổi này, người ta nhận ra và loại trừ hết. Cứ nhìn cái bọn ở nước ngoài chống cộng lãi nhãi đi lại mấy quan điểm cũ rích bây giờ đâu còn đất sống? Ha.
Nói thật, họ chỉ sợ mỗi một điều thôi.
Đó là mạng xã hội là nơi giám sát họ. Mọi lời nói, mọi hành động, mọi việc làm... đều bị người dùng mạng xã hội phơi bày ra.
Họ sợ lộ biệt phủ, lâu đài, sợ lộ tài khoản ở Thụy Sỹ, lộ nhà ở Mỹ, Canada... sợ lộ bồ nhí, con riêng...
Đặc biệt sợ lộ cái... ngu.
Thế thôi.
Vì thế, người không ngu đừng sợ và cũng đừng mắc bẫy bọn ngu.

Chính trị và mạng xã hội: CÂU CHUYỆN “BIẾN ĐÁM CHÁY THÀNH PHÁO HOA"

“Biến đám cháy thành pháo hoa” là một trong những phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông mà khi có dịp nói chuyện với các tập đoàn, công ty... tôi rất tâm đắc và thường khuyên họ đặc biệt lưu ý.
Tôi chưa từng được nói chuyện với các chính trị gia hoặc những người mà chúng ta hay gọi nôm na là quan chức, dù chỉ là tâm sự riêng tư, về truyền thông nội bộ hay xử lý khủng hoảng truyền thông để xem họ có chú ý việc này không. Nhưng theo quan sát của tôi, có vẻ như họ đã không coi trọng, vì thế rất nhiều sự việc, họ đã dùng xăng chữa lửa hoặc muốn dập lửa nhưng không rút củi ra mà tự chêm củi vào lò.
Lấy một ví dụ:
Một tờ báo đưa tin Bí thư Thành ủy ĐN đi xe biển số giả (sau đó tờ báo này bị phạt), thay vì chỉ cần nói một câu, giao cho Phòng CSGT Công an TP trả lời có phải biển giả hay không là xong thì họ lại trưng ra hết các loại giấy tờ, từ đó, báo chí mới biết chiếc xe đó giá bao nhiêu, do doanh nghiệp nào tặng... Đó là “lấy xăng chữa lửa”.
Chuyện đó còn phải nói dài dài và nếu các cơ quan công quyền không chú trọng việc xử lý khủng hoảng truyền thông thì họ sẽ còn gặp thêm nhiều rắc rối.
Hôm nay nói chuyện khác.
*
Trong lúc ở Mỹ điều trần vụ Nga chi phối kết quả bầu cử tổng thống thì Facebook vừa tiết lộ, họ thống kê rằng, các đối tượng ở Nga đã mua ít nhất 3.000 quảng cáo chính trị và đăng tải thêm 80.000 thông điệp khác lọt vào mắt 126 triệu người Mỹ trong 2 năm qua.
Ngày 19.10, Facebook thử nghiệm chức năng News Feed mới tại Campuchia và 5 quốc gia nhỏ khiến cho làng báo chí nước này nhảy lên như đỉa phải vôi.
Là vì, người ta không còn đọc và xem các kênh truyền thông truyền thống nữa.
Nhưng Thủ tướng Hun Sen biết rõ sự phổ biến của Facebook từ lâu. Ông đã nắm lấy cơ hội này, trang cá nhân của ông có tới gần 9 triệu người theo dõi, xếp hạng 8 trong danh sách những trang cá nhân nổi tiếng nhất của các lãnh đạo thế giới.
Đối thủ lâu năm của Hun Sen, Sam Rainsy, cựu chủ tịch đảng đối lập CNRP nói lượng truy cập đối với trang cá nhân nổi tiếng của ông đã giảm 20% từ khi Facebook đưa ra thử nghiệm mới. Không như thủ tướng, người bị cáo buộc là đã mua "like" trên Facebook, ông Rainsy nói ông không thể trả tiền để khiến các cập nhật của ông tiếp cận với nhiều người dùng hơn trên News Feed bình thường.
"Sáng kiến mới nhất của Facebook thậm chí có thể sẽ gây ra sự cạnh tranh mạnh hơn đối với chế độ độc tài và mua chuộc các chính trị gia," Sam Rainsy nói.
Kiểu gì thì Hun Sen cũng quá giỏi trong việc biến mạng xã hội thành công cụ của mình. Thay vì “làm việc với Facebook” để chặn này gỡ khác thì ông đã lợi dụng nó, “biến đám cháy thành pháo hoa”.
Facebook đang tìm cách quay lại Trung Quốc sau 8 năm bị chặn tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. (Năm 2009, do không muốn thông tin về các vụ nổi dậy khiến 140 người thiệt mạng ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương bị phát tán rộng rãi trên mạng Internet mà Trung Quốc đã triệt để cấm Facebook). Khi Facebook trở lại Trung Quốc, dù có phần mềm kiểm duyệt gì đi nữa thì họ cũng không ngần ngại mở rộng cửa “cách làm Nga kiểu Trung Quốc” sang Việt Nam. Có lẽ sẽ là như thế.
*
Ở Việt Nam không phải giới chức không chú ý, thậm chí rất chú ý vấn đề mạng xã hội nhưng đối sách xem ra chưa hoặc không hiệu quả. Ví dụ việc Bộ TT-TT làm việc với Facebook để gỡ bài có thông tin này nọ mà cũng đưa lên truyền thông chính thống coi đó như một biện pháp, một thành tích thì rất sai lầm. Làm mà như không làm mới giỏi.
Thật buồn cười là cộng đồng mạng có thể chỉ ra được trang nào là của dư luận viên. Kiểu, thưa anh em đang ở trong đống rơm.Thật sai sách.
Quay lại việc “quảng cáo chính trị” mà Nga đã làm cho 126 triệu người Mỹ phải xem. Những cái gọi là “quảng cáo” này phải được làm ra từ những đầu óc siêu đẳng, cao cơ mới “lọt mắt” người Mỹ, một quốc gia dân trí cao.
Tôi thường hay nói đùa, người bị hiếp dâm, nếu không chống cự được thì nên tận hưởng”, có thể ai đó bảo tôi bất nhẫn, nhưng đằng sau sự tếu táo đó là câu chuyện có thật, chống cự vừa không thoát vừa có thể bị mất mạng. Vậy thì tương kế tựu kế đi.
Mạng xã hội cũng thế. Hãy nghĩ cách như tôi nói “biến đám cháy thành pháo hoa”. Đừng sợ nó, hãy làm chủ nó. Ít ra phải được như Hun Sen.
Ở Việt Nam, các trang mang tên các chính trị gia là của ai nhỉ? Có chính trị gia nào có Facebook công khai?
Tôi nói công khai là công khai vì biết có nhiều người có trang chỉ để đọc. Rất thụ động. Thay vì dẫn dắt thì anh lại chạy theo. Không được rồi.

Ơ HAY, NGU MÀ CHẾT CHỨ ĐAU ỐM GÌ?

Một cô giáo bị sốc khi về hưu lương 1,3 triệu đồng, đến mức “một tháng giảm 4 kg”- theo báo chí lề phải. Nghe chuyện, mình cũng rất buồn (ở chỗ lương khỏi điểm thấp). Nhưng mà nói sốc thì cũng không phải. Một người có trình độ cỡ ngang cô, trong thời gian làm việc cũng có thể nhẩm ra khi về hưu mình nhận được chừng đó tiền rồi, nhưng cô vẫn chấp nhận làm việc thì đâu có thể gọi là sốc?
Hôm qua, trên VN Express có đăng bài của Hoang Dung.
Người này giới thiệu mình làm hợp đồng tại một “cơ quan nghiên cứu” ở Hà Nội, hệ số lương 2,34 (bằng đại học). Tính ra lương hàng tháng là 2,457 triệu, tự nộp bảo hiểm hết 900 nghìn. Trong quá trình 5 năm đi làm đó, người này đi học xong thạc sĩ và lương vẫn y thế, không tăng. Và người ấy “Càng nghĩ tôi càng chạnh lòng, lương giáo viên về hưu còn được 1,3 triệu đồng, trong khi tôi ở giữa đất Hà Nội chỉ có hơn 1,4 triệu đồng”.
Có lần tôi đã nói, người ở các tỉnh miền Bắc trước đây. sinh con ra, cho con học hành và nhắm cho con một cái biên chế, người miền Nam thì lại nhắm cho con một cái nghề. Tư tưởng đó nó còn ảnh hưởng cho đến tận bây giờ.
Tôi không nói cô giáo viên, nói cô thạc sĩ ở Hà Nội kia, ơ hay, sao lại ngồi đó mà than vãn?
Nếu không có tài cán gì thì cứ bám vào đó mà sống, chịu vậy đi. Còn thực sự có năng lực thì bỏ quách đi!
Trong trường hợp “nhà có điều kiện” (mà chắc có điều kiện vì lương thế còn bỏ tiền túi ra học thạc sĩ) thì đi làm để chơi vậy thôi, tính chi thu nhập?
Người này mà làm ở “cơ quan nghiên cứu” không biết sẽ nghiên cứu ra thứ gì!
22 tuổi tốt nghiệp đại học, đi làm 5 năm là 27 tuổi, chẳng lẽ sống mòn như thế đến hết đời?
Báo chí “ăn gì ỉa ra nấy”, nghe phản ánh cứ thế đăng, phải hỏi lại mấy câu xem người thạc sĩ kia nói thế nào chứ?
Nói với thạc sĩ: Ngu thì chết chứ đau ốm gì!
Hỏi nữa: Cô/anh học thạc sĩ, chịu khó chờ thời, vô biên chế, chạy chọt một chức quan để tham nhũng, mục tiêu là thế, phải không? Nói!

TỶ PHÚ JAKC MA và BỐN MƯƠI TÊN CƯỚP

3.000 người trẻ hôm qua chen nhau đi nghe Jakc Ma. Nghe nói giấy mời bán ở chợ đen lên 5 triệu, đủ biết người Việt trẻ có khát vọng làm giàu đến cỡ nào.
Tui thuộc dạng ếch ngồi đáy giếng.
Nhưng nghe anh Ma nói “Alibaba tới Việt Nam không phải để cạnh tranh, làm ăn mà giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán di động” tui lại nhớ người Quảng Bọ quê tui có câu: "Thà cho cục vàng, không thà vẹ đàng làm ăn" (thà cho cục vàng chứ không thà bày đường làm ăn cho người khác).
Anh Ma sang bày cho ta làm ăn ư?
Nói một câu cho nó vuông: Đừng ảo tưởng mà tin lời anh ấy. Ma sang VN là để mở rộng địa bàn làm ăn.
Anh ấy khuyên giới trẻ bán hàng trực tuyến, lập nghiệp từ quy mô nhỏ, và mỗi khi anh ấy vào VN thì cái đám bán hàng cò con VN, với lượng khách hàng đã khai thác sẽ bị anh ấy bóp chết đứ đừ và thâu tóm lấy (Anh ta chả đã thâu tóm Lazada rồi đó sao?). Lúc đó anh ta sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động bán hàng thanh toán trực tuyến ở VN. Dòng tiền sẽ chạy về Trung Quốc.
Ma nói, làm nho nhỏ, Trump nói, "nghĩ lớn để thành công", Ma rõ ràng không muốn người trẻ VN nghĩ lớn, có thể lớn đến mức cạnh tranh với anh ta hoặc chí ít làm cho anh ta không thể vào được VN, nếu muốn vào cũng phải toát mồ hôi chứ không phải cửa mở sẵn, thậm chí không cần gọi vừng ơi.
Vì thế người VN, Chính phủ VN nên nghĩ đến điều này. Nghĩ như Trump.
Hiện nay, VN mới có hơn hai chục doanh nghiệp được cấp phép cho làm trung gian thanh toán trực tuyến, quá ít, anh Ma chưa qua đâu, chờ cho chín đã ảnh mới bóp. Thị trường quá béo.
Anh Ma truyền cảm hứng thì có (tui nghe nhiều clip anh diễn thuyết và cũng rất có cảm hứng) nhưng đừng tin anh ấy. Cuối cùng, về một nghĩa nào đó thì anh ấy vẫn là kẻ trộm của kẻ trộm thôi. Anh ta chẳng phải đặt tên cho tập đoàn mình là Alibaba đó sao?
Nói rõ hơn, anh ta là tên cướp thứ 41.
Tương kế tựu kế, hãy lấy cảm hứng của anh ta và nghĩ như Trump. Thế đi.